Kế hoạch chuyên môn năm học 2017-2018

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯ JÚT

TRƯỜNG THCS PHẠM HỒNG THÁI

 
Số: 001/KHCM-TrTHCS

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
    Ea pô, ngày 02  tháng 10 năm 2017

KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 – 2018

 

Thực hiện Hướng dẫn số 3718/BGDĐT-GDTrH ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2017-2018;

Quyết định số 1265/QĐ-UBND ngày 31 Tháng 7 năm 2017 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đăk Nông về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2017-2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

Thực hiện Hướng dẫn số 1531/SGDĐT-GDTrH ngày 24 tháng 08 năm 2017  của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2017-2018;

Thực hiện Công văn số 140 /HD-PGD&ĐT ngày 19 tháng 09 năm 2017  của Phòng  Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018;

Thực hiện kế hoạch năm học 2017-2018 của nhà trường, bộ phân chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên môn năm học như sau:

 

  1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC NĂM HỌC 2016-2017

           

  1. Đặc điểm tình hình

1.1. Thuận lợi

Năm học 2017-2018 là năm học thứ tư tiếp tục triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là năm học thứ ba thực hiện nghi quyết đại hội Đảng bộ các cấp và là năm học đầu thực hiện nghi quyết đại hội Chi bộ trường THCS Phạm Hồng Thái.

Sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em, được chú trọng hơn, công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng phát triển mạnh.

Đội ngũ giáo viên của trường  đa số có nhiều kinh nghiệm, tay nghề vững vàng và nhiệt tình trong giảng dạy.

CSVC trường được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương,  của Hội CMHS ngày càng khang trang, đủ các điều kiện để phục vụ dạy và học.

1.2. Khó khăn

Một số GV chưa tâm huyết với công việc, thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, xử lý tình huống với phụ huynh, học sinh chưa khéo léo.

Một số GV chuyên môn yếu, không đáp ứng được nhu cầu đổi mới công tác giảng dạy hiện nay.Nhiều đ/c nhà xa con nhỏ nên cũng ảnh hưởng phần nào đến CM.

Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình, còn phó mặc tất cả cho nhà trường.

Điều kiện kinh tế, đời sống gia đình học sinh còn nghèo, phụ huynh đi làm rẫy xa nhà nên chưa có nhiều thời gian quan tâm và giáo dục các em ở gia đình.

  1. Những kết quả đã đạt được và những tồn tại trong năm qua.

            2.1 Về học sinh

            Chất lượng giáo dục học sinh.

            – Chất lượng về học lực

Năm học TS Số lượng
Giỏi Khá TB Yếu Kém
2014-2015 657 90 13.7% 277 42.2% 271 41.2% 19 2.9% 0 0%
2015-2016 645 118 18.3% 261 40.5% 245 38.0% 21 3.3% 0 0%
2016-2017 607 118 19.4% 244 40.2% 235 38.7% 10 1.6% 0 0%

 

– Chất lượng về hạnh kiểm

Năm học TS Số lượng
Tốt Khá TB Yếu
2014-2015 657 554 84.3% 85 12.9% 17 2.6% 1 0.2%
2015-2016 645 556 86.2% 75 11.6% 11 1.7% 3 0.5%
2016-2017 607 537 88.5% 60 9.9% 10 1.6% 0 0.0%

 

– Về chất lượng học sinh giỏi các cấp

Năm học Học sinh giỏi cấp
Trường Huyện Tỉnh Quốc gia
2014-2015 234 56 12 4
2015-2016 235 43 15 2
2016-2017 220 57 12 4

 

Năm học 2016- 2017  tỉ lệ tốt nghiệp THCS  đạt 100%,  lên lớp thẳng đạt 97.6%. Đặc biệt là về chất lượng học sinh giỏi được tăng lên so với các trường trong huyện, được xếp thứ 2 kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện và 6 em tham gia dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh  đạt 01 em, có 04 em đạt cấp quốc gia về vận dụng kiến thức liên môn.

2.2. Về phía giáo viên

– Chất lượng bộ môn

Môn học Tổng cộng Chia ra
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Toán học 607 162 147 155 143
Chia ra: – Giỏi 137 33 32 34 38
 – Khá 190 55 48 45 42
 – Trung bình 260 69 64 68 59
 – Yếu 20 5 3 8 4
 – Kém          
Vật lý 607 162 147 155 143
Chia ra: – Giỏi 169 33 69 29 38
 – Khá 228 37 66 50 75
 – Trung bình 198 88 11 71 28
 – Yếu 12 4 1 5 2
 – Kém          
Hoá học 298 x x 155 143
Chia ra: – Giỏi 99 x x 45 54
 – Khá 82 x x 46 36
 – Trung bình 114 x x 61 53
 – Yếu 3 x x 3  
Sinh học 607 162 147 155 143
Chia ra: – Giỏi 148 30 30 46 42
 – Khá 297 81 75 79 62
 – Trung bình 151 44 40 29 38
 – Yếu 11 7 2 1 1
Ngữ văn 607 162 147 155 143
Chia ra: – Giỏi 57 15 10 17 15
 – Khá 254 56 76 62 60
 – Trung bình 274 75 57 74 68
 – Yếu 22 16 4 2  
Lịch sử 607 162 147 155 143
Chia ra: – Giỏi 153 40 19 38 56
 – Khá 247 37 79 75 56
 – Trung bình 177 67 43 39 28
 – Yếu 30 18 6 3 3
Địa lý 607 162 147 155 143
Chia ra: – Giỏi 154 43 40 35 36
 – Khá 259 55 56 72 76
 – Trung bình 177 57 42 47 31
 – Yếu 17 7 9 1  
Ngoại ngữ 607 162 147 155 143
Chia ra: – Giỏi 120 36 22 32 30
 – Khá 230 57 55 69 49
 – Trung bình 216 50 52 52 62
 – Yếu 41 19 18 2 2
Giáo dục công dân 607 162 147 155 143
Chia ra: – Giỏi 239 47 86 40 66
 – Khá 275 73 51 87 64
 – Trung bình 93 42 10 28 13
 – Yếu          
Công nghệ 607 162 147 155 143
Chia ra: – Giỏi 204 65 51 25 63
 – Khá 309 82 70 85 72
 – Trung bình 90 15 22 45 8
 – Yếu 4   4    
Tin học 162 162      
Chia ra: – Giỏi 42 42      
 – Khá 79 79      
 – Trung bình 40 40      
 – Yếu 1 1      
Thể dục 607 162 147 155 143
Chia ra: – Đạt yêu cầu 606 161 147 155 143
 – Chưa đạt yêu cầu 1 1      
Âm nhạc 607 162 147 155 143
Chia ra: – Đạt yêu cầu 605 160 147 155 143
 – Chưa đạt yêu cầu 2 2      
Mỹ thuật 607 162 147 155 143
Chia ra: – Đạt yêu cầu 606 161 147 155 143
 – Chưa đạt yêu cầu 1 1      

 

– Kết quả thi đua sau năm học

Năm học TS Hoàn thành XS nhiệm vụ Đạt LĐTT CT.UBND huyện khen CSTĐ cấp cơ sở
2014-2015 52 43 37 37 5
2015-2016 52 50 05 05 01
2016-2017 52 51 05 06 02

 

Về viết Sáng kiến kinh nghiệm và Đề tài ngiên cứu khoa học ứng dụng

Năm học TS Đạt cấp trường Đạt  cấp huyện Đạt  cấp tỉnh
2014-2015 42 35 18 6
2015-2016 42 35 14 5
2016-2017 42 30 10 7

 

Về thi giáo viên dạy giỏi các cấp

Năm học Đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường Đạt giáo viên dạy giỏi  cấp huyện Đạt giáo viên dạy giỏi  cấp tỉnh
2014-2015 30 12 KTC
2015-2016 30 KTC 3
206-2017 15 02 KTC

 

2.3. Công tác quản lí của Ban giám hiệu

Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong trường học, tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, PGD& ĐT, UBND huyện, Hội cha mẹ học sinh

Lập kế hoạch năm học ngay từ đầu năm, hàng tháng triển khai các kế hoạch cụ thể, kịp thời đến sát từng tổ chức, cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

Kết hợp với các tổ chức đoàn thể, giáo viên để có các biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

Đẩy mạnh các phong trào thi đua nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác chủ nhiệm lớp và cách sinh hoạt tổ khối chuyên môn.

2.4. Công tác dựng CSVC và xã hội hoá giáo dục

Nhà trường tham mưu cho Hội cha mẹ học sinh kêu gọi xã hội hóa, ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất cho trường như: sửa chữa bàn ghế, khắc phục hệ thống điện trong các phòng học.

Ban giám hiệu nhà trường đã kết hợp với các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh vận động học sinh đến lớp, duy trì nề nếp, sĩ số.

Lồng ghép giáo dục cho học sinh phòng tránh các tệ nạn xã hội, chấp hành tốt luật an toàn giao thông, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, phòng chóng tham nhũng.

Tham mưu với Đảng uỷ, chính quyền địa phương, phối kết hợp với các Ban ngành, đoàn thể, các trường Tiểu học duy trì phổ cập THCS hoàn thiện hồ sơ để UBND huyện, PGD kiểm tra.

Thực hiện nghiêm chỉnh điều lệ ban đại diện CMHS và chỉ thị 06 của SGD& ĐT tỉnh Đắk Nông về chống lạm thu trong trường học.

  1. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

3.1. Những tồn tại hạn chế

Công tác quản lí của BGH đôi khi còn dễ giải, giải quyết cho giáo viên nghỉ việc riêng còn nhiều, Công tác quản lí chưa thật sự nghiêm khắc, công tác tổ theo dõi các thành viên trong tổ còn lõng lẽo, đánh giá xếp loại còn nể nang.

Một số giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác, chất lượng giảng dạy chưa cao.

Công tác vệ sinh, giáo dục ý thức cho học sinh bảo quản, giữ gìn tài sản chung, xây dựng cảnh quan, môi trường, chưa thường xuyên, chưa đồng bộ, nhiều em chưa tự giác.

Duy trì sĩ số chưa đảm bảo, vẫn còn xảy ra hiện tượng đánh nhau, cúp tiết, bỏ học. Ý thức học tập chưa được nâng lên.

Công tác xã hội hóa giáo dục gặp nhiều khó khăn, sự phối hợp giữa ba môi thường chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao.

Các tổ chuyên môn hoạt động chưa hiệu quả, các tiết thao giảng chưa đánh giá sát giáo viên, công tác kiểm tra chưa phát huy tác dụng.

 

3.2. Những nguyên nhân của tồn tại hạn chế

Chuyên môn nhà trường chưa giám sát hết kế hoạch đề ra, công tác chỉ đạo các tổ chưa thực sự sâu sát và kịp thời.

Ý thức của một số đồng chí CBGV- CNV chưa cao, coi trọng lợi ích cá nhân trên lợi ích tập thể.

Chất lượng soạn giảng, đầu tư vào tiết dạy, năng lực sư phạm của một số giáo viên còn hạn chế dẫn đến học sinh không nắm được bài, lười học, chán học, bỏ học.

Đánh giá tiết dạy, xếp loại, phân công dạy thay của tổ còn nể nang không giám nói thẳng nói thật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                 

  1. KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017-2018

 

I- Đặc điểm tình hình

Tổng số CB-GV-CNV: 52 đồng chí – Nữ: 32 – DT: 06 – Nữ  DT : 04. Trong đó: BGH: 03 – TPT: 01 – GV: 41- NV : 07. Trình độ GV đạt chuẩn 3 – Trên chuẩn: 38 – Đảng viên : 18

Tổng số học sinh 590 em ở 4 khối lớp được chia ra cụ thể như sau:

Khối Tổng số

lớp

Tổng số

Học sinh

Dân tộc Nữ DT Nữ
6 5 144 95 45 72
7 5 153 100 54 73
8 4 142 96 42 67
9 5 151 104 50 96
Tổng cộng 19 590 395 191 281

 

  1. Chất lượng giáo dục
  2. Kế hoạch, chỉ tiêu và giải pháp

1.1. Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hàng năm không quá 5%, trong đó tỷ lệ học sinh bỏ học không quá 1%.

1.2. Chất lượng giáo dục

  Học lực:                Số học sinh xếp loại giỏi đạt  7%

Số học sinh xếp loại khá đạt 30%

Số học sinh xếp loại yếu, kém không quá 5%

Hạnh kiểm:         Số học sinh xếp loại khá, tốt đạt từ 80% trở lên

Số học sinh xếp loại yếu không quá 2%

1.3. Các chỉ tiêu cần đạt

  • Chất lượng chuyên môn:

Tỉ lệ lên lớp thẳng : 96 %

Tỉ lệ TN THCS đạt 98 %

100% học sinh khối 9 học nghề phổ thông.

Học sinh giỏi các môn Văn hoá cấp huyện các môn : tốp 3 toàn huyện – Cấp tỉnh: tốp 4.

HKPĐ cố gắng đứng tốp trên của  huyện

Tổ Toán –Tin và tổ  Hóa – Sinh mỗi tổ 01 đề tài sáng kiến KHKT dự thi cấp trường, huyện (khuyến khích tổ Văn –Sử và Anh văn).

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, mỗi tổ bộ môn ít nhất 02 đề tài dự thi cấp trường, huyện (01 của GV và 01 HS) .

  • Phấn đấu đạt các danh hiệu:

Giáo viên dạy giỏi cấp trường 15 đ/c; GVCN giỏi cấp trường 6 đ/c; GVCN giỏi cấp huyện 2 đ/c.

Chiến sĩ thi đua  cấp cơ sở 6 đ/c; Bằng khen cấp tỉnh 1 đ/c; Tập thể lao động tiên tiến 5 tổ; CB-GV hoàn thành nhiệm vụ: 100%; Liên đội đạt vững mạnh xuất sắc.

  • Xếp loại viên chức năm học 2017-2018:

Loại xuất sắc: 40/52;  Loại khá: 12/52

Danh hiệu lao động tiên tiến: 39

1.4.  Biện pháp

Thực hiện tốt nội  quy của nhà trường, kiểm tra chặt chẽ mọi hoạt động của giáo viên, học sinh thông qua công tác kiểm tra

Xây dựng ý thức học tập và giúp các em nắm được phương pháp học tập đặc trưng của bộ môn. Triển khai việc dạy học theo chuẩn kiến thức – kỹ năng phù hợp với đối tượng học sinh.

Tổ chức phụ đạo HS yếu, nhằm nâng cao mặt bằng chất lượng đại trà, đồng thời chú trọng việc bồi dưỡng cho HS giỏi khối 7, 8, 9.

  1. Đổi mới phương pháp dạy học, triển khai thực hiện chương trình

2.1. Đổi mới phương pháp dạy học

Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

Trên cơ sở các điều kiện các thiết bị dạy và học  hiện có  và căn cứ vào yêu cầu về kiến thức nội dung SGK, tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình. Thiết kế bài khoa học, sắp xếp  hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh.

Tăng cường sử dụng hợp lý công nghệ thông tin trong các bài giảng; khai thác tối đa các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn, phòng thực hành bộ môn.

Chấp hành nghiêm chỉnh thông tư số: 17/ 2012/TT- BGDĐT ngày 16/5/2012 về việc ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.

Chấp hành nghiêm chỉnh hướng dẫn số: 1648/HD- SGDĐT  ngày 14/9/2017 của sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Đăk Nông về việc tổ chức, thực hiện quy định  dạy thêm, học thêm

Chấp hành nghiêm chỉnh công văn số: 2418/ UBND- TH ngày 18/9/2017 về việc ban hành quy định về dạy thêm, học thêm

Chấp hành nghiêm chỉnh công văn số: 141/ HD-PGDĐT ngày 19/9/2017 về việc hướng dẫn tổ chức, thực hiện  quy định  dạy thêm, học thêm

Ban giám hiệu kết hợp tổ bộ môn ngoài kiểm tra dự giờ theo kế hoạch KTNB, thường xuyên kiểm tra dự giờ đột xuất để theo dõi quản lý theo kế hoạch kiểm tra đầu năm.

2.2. Đổi mới kiểm tra đánh giá

Trong quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận và hình thức trắc nghiệm khách quan; dự trên chuẩn kiến thức, kỹ năng hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình.

Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh do Bộ GD&ĐT ban hành; tổ chức đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ cả lý thuyết và thực hành.

Tăng cường công tác chấm chữa bài cho học sinh, bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi.

2.3. Tăng cường công tác quản lý  đổi mới phương pháp dạy học

Củng cố và nâng cao sinh hoạt tổ chuyên môn, bồi dưỡng, triển khai các chuyên đề, phương pháp giảng dạy các bộ môn đã được ngành triển khai, tổ chức thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm việc thực hiện phương pháp mới, chú ý sử dụng vi tính, phần mềm dạy học, GAĐT; triển khai chuyên đề ra đề thi bằng PP trắc nghiệm khách quan. Mỗi tổ ít nhất có 2 chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học có chất lượng.

  3.Tăng cường trật tự kỷ cương xây dựng nề nếp trường học

Xây dựng quy chế dân chủ trong trường học, mọi thành viên trong nhà trường đều nghiêm túc và bình đẳng trong việc thực hiện quy chế.

Thực hiện nghiêm túc, văn hóa công sở, quy chế làm việc của cơ quan, quy ước văn hóa, quy chế dân chủ, quy chế sử dụng và quản lý tài sản cơ quan và pháp lệnh công chức, viên chức đã quy định.

Tổ chức thường xuyên cuộc họp hội đồng giáo viên hàng tháng vào ngày thứ 5 tuần đầu của tháng, tổ chuyên môn sinh hoạt vào tuần thứ 2, 3 của tháng và Chi bộ vào chiều mồng 3 hàng tháng

  1. Việc thực hiện chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư

Nhà trường thường xuyên coi trọng công tác bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ giáo dục bằng cách tạo điều kiện để cán bộ giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị. Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường theo chỉ thị  45/2007/CT-BGD&ĐT ngày 17/82007 của Bộ GD&ĐT.

  1. Việc chỉ đạo triển khai cuộc vận động

Tiếp tục triển khai Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị  về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, triển khai CBGVNV trong nhà trường.

Triển khai thực hiện chỉ thị 11/CT-TTg của TTCP ngày 29/6/2017 về việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.

Tập trung xây dựng trường học tiên tiến; Gắn giáo dục tri thức, đạo đức với giáo dục truyền thống văn hóa, đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thể chất; Rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất nhân cách, lối sống và tay nghề”.

  1. Tăng cường CSVC – kỹ thuật trường học

Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học để bổ sung cho phòng thực hành bộ môn, hoàn chỉnh phòng bộ môn để phục vụ dạy học phù hợp với việc đổi mới PP giảng dạy.

Tham mưu với cấp trên  mua thêm các dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng phục vụ học tập theo hình thức tập trung.

Xây dựng Thư viện đạt chuẩn, nhà trường “Xanh- Sạch – Đẹp” và “An toàn”

  1. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ về chuyên môn và chính trị

Ban Giám hiệu quan tâm nâng cao năng lực chỉ đạo và quản lý việc dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ của Ngành.

Nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao tay nghề cho giao viên bằng các hình thức: Tổ chức chuyên đề của các bộ môn, giảng tập các môn học, tổ chức thao giảng dự giờ để học tập và góp ý lẫn nhau.

Mỗi giáo viên tự học, tự rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục đào tạo. Mỗi giáo viên phải thực hiện :

+ Thao giảng:1 tiết trong/ học kỳ

+ Dự giờ đồng nghiệp: 1 tiết/ tuần

+ Viết sáng kiến kinh nghiệm qua quá trình dạy học để phổ biến cho hội đồng.

+  Mỗi tổ phải có ít nhất 01 đề tài về đổi mới phương pháp dạy học, 01 thiết kế bài giảng e-Learning tham gia dự thi, 01 tiết dạy tích hợp kiến thức Liên môn để tham gia dự thi cấp trường. Có 01 học sinh tham gia vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dự thi cấp huyện.

+ 100% CBGVNV trong nhà trường không vi phạm đạo đức nhà giáo, có tác phong, lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế cơ quan.

Tham gia đầy đủ các đợt chuyên đề, tập huấn do Phòng và sở GD&ĐT tổ chức. tạo điều kiện cho CBGV đi học nâng chuẩn, khuyến khích CBGV học tin học để sử dụng trong việc dạy và học.

Cán bộ quản lý và giáo viên học tập quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc các văn bản liên quan nhiệm vụ năm học cũng như các văn bản của Đảng, Nhà nước có liên quan. Tăng cương phổ biến pháp luật trong nhà trường.

Đổi mới sinh hoạt tổ khối chuyên môn theo hình thức chuyên đề, mỗi tháng có 1 chuyên đề.

Thực hiện nghiêm túc soạn giảng, chuẩn bị bài, chuẩn bị thiết bị dạy học, tránh tình trạng dạy chay, học chay, 100% tiết dạy có TBDH hoặc CNTT;  Giáo viên tự làm đồ dùng dạy học đối với các thiết bị còn thiếu, lập kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học từng tuần, tháng, kỳ

Khi giáo viên có ý định  xin nghỉ phải báo trước và nhờ người dạy thay phải đúng chuyên môn.

Ban giám hiệu sẽ nêu tên cụ thể với những đồng chí vi phạm để các đồng chí sửa chữa kịp thời

III. Nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục

  1. Việc thực hiện quy định, nề nếp kiểm tra nội bộ

Tiếp tục tăng cường kỹ cương, nề nếp, xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh, ý thức nghiêm túc trong công tác kiểm tra đánh giá.

Thực hiện thường xuyên có hiệu quả công tác thanh tra trường học. Tổ chức nghiêm túc các lần kiểm tra theo quy định.

Tăng cường kiểm tra việc tổ chức thi, kiểm tra đánh giá xếp loại HS để việc nâng cao chất lượng Dạy -Học.

  1. Việc thực hiện công tác kế hoạch hoá thống kê lưu trữ thông tin và báo cáo

Bám sát nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, các chương trình hành động và hướng dẫn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT để lập ra kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng tuần, cho phù hợp. Tổ chức các hoạt động cần có phương án dự phòng. Cần bàn bạc cân nhắc kỹ khi xây dựng kế hoạch hoạt động.

Mọi số liệu về dạy và học, mọi hồ sơ sổ sách, phải thống kê một cách khoa học để báo cáo và lưu trữ cẩn thận.

Xử lý kịp thời các nguồn thông tin, tránh bỏ sót hay chậm trễ. Thực hiện nhận gửi thông tin qua thư điện tử, hành chánh công.

  1. Công tác thi đua khen thưởng

Thực hiện theo hướng dẫn số 1405/SGD&ĐT-VP  hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng năm học 2016- 2017 của sở GD&ĐT tỉnh Đăk Nông ngày 26 tháng 9 năm 2016

Thực hiện theo hướng dẫn số 94/HD- PGD&ĐT hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng năm học 2016- 2017 của phòng GD&ĐT huyện Cư Jút ngày 28 tháng 9 năm 2016

Thông qua các hoạt động và thông qua các công tác dự giờ, kiểm tra toàn diện chất lượng dạy và học để đánh giá xếp loại CB-GV- CNV.

  1. Đề xuất, kiến nghị

Đề nghị Hiệu trưởng nhà trường tham mưu với UBND Huyện, Phòng GD&ĐT huyện Cư Jút, UBND Xã tạo điều kiện trang cấp kinh phí 10 bộ máy vi tính để phục vụ dạy – học, một số trang thiết bị của phòng học bộ môn. Để đáp ứng các tiêu chí về trường đạt chuẩn Quốc gia.

 

Duyệt của Hiệu trưởng P.Hiệu trưởng

 

 

 

 

Nguyễn Cảnh Hoà